Cốt Chinh: Ghi chép tản mạn bên ly cafe

Bài viết này để ghi lại những tản mạn suy nghĩ mỗi ngày về Coaching, sẽ được update mỗi khi có một “khám phá” mới trong tư duy.

Mỗi gạch đầu dòng này đều gắn với 1 câu chuyện cụ thể, Hiệp tổng quát hóa thành 1 tip để giúp những ai đang muốn học và ứng dụng Coaching có thêm một nguồn tham khảo.

#1 Hồi mới học Coaching, thấy có quá nhiều trường phái trên thị trường, lội vô thấy loạn mắt không rõ hợp cái nào… Sau 1 năm làm coach và được coach, Hiệp nhận thấy, Coaching thực sự nên là đơn giản hoá sự phức tạp, chứ không phải phức tạp hoá sự đơn giản.

#2 Coaching thực sự là hướng vào bên trong để tìm câu trả lời, thay vì lao xao chạy khắp nơi hỏi đáp án. Người Coach giúp coachee tự tin và tự tạo động lực, thay vì “ép” từ ngoài vào trong. 

#3 Coaching là lắng nghe người khác nhiều hơn và nói về bản thân ít lại. Dù coaching khác với tư vấn, nhưng khi hiểu nhu cầu của khách hàng hơn bằng tư duy coaching, tư vấn sẽ trở nên đích xác hơn so với những kinh nghiệm chủ quan áp đặt một chiều.

#4 Coaching không phải là chỉ bảo người khác phải làm gì, phải làm như thế nào. Coaching thực sự sẽ giúp chúng ta hiểu được Tại Sao làm điều này thay vì điều kia. Vì thế nếu có tư duy Coaching đúng cách, ta sẽ thấy cuộc sống rất ý nghĩa trong từng việc làm. Không phải lao xao cái gì cũng muốn làm mà là làm đúng việc.

#5 Để làm Coaching không chỉ học mỗi Coaching. Thực tế chứng minh có những người đã chi ra nhiều ngàn USD để học coach nhưng chưa có hiệu quả. Hiệu quả ở đây với Hiệp phải là cảm thấy tự tin để đồng hành giúp người khác tự tin. Đó là lý do Hiệp việt hoá từ Coaching thành Cốt Chinh, để đưa nhiều hơn những kiến thức về Tư Duy Hệ Thống, đạo Phật hay cả về Văn hoá Việt Nam vào trong việc làm của mình. Không giới hạn bản thân trong 1 danh xưng hay 1 chứng chỉ cũng là thế. Chia sẻ cùng cả nhà ngày đầu tuần, để chúng ta luôn mở rộng suy nghĩ của mình.

#6 Cốt Chinh là Hội An. Cốt là bên trong mỗi người, hướng bình an. Bên ngoài thì vui vẻ và sôi nổi như lễ hội. Người làm Coaching trước hết cần là một người An Vui. 

#7 Cốt Chinh cần hồn nhiên. Như chia sẻ của Lê Đức Tiến tại Đà Nẵng, hãy học cách đặt câu hỏi như những đứa bé. Ý nghĩ đầu tiên luôn là trong trẻo và đích xác nhất. Điều này chỉ có thể đến từ việc lắng nghe bản thân và người khác đủ. Vì thế Coach là nghề rất khó mà cũng rất dễ. 

#8 Cốt Chinh là giúp bản thân không tự mâu thuẫn với chính mình. Khi lúc nào cũng muốn mâu thuẫn với người khác, tức là đang còn mâu thuẫn nội tại.

#9 Cốt Chinh không chỉ là  mỗi Coaching. Hiểu về Coaching thì cần xem ứng dụng được gì trong cuộc sống. Cốt vẫn là quan trọng nhất khi cần hiểu về bản thân, rèn luyện bản thân trước khi Chinh phục bất cứ mục tiêu nào. 

#10 Nếu mình chỉ muốn dừng ở làm tốt mọi việc thôi, thì không cần Coach. Nhưng nếu như mình muốn làm mọi việc TỐT NHẤT CÓ THỂ thì lúc đó nên có một người Coach đồng hành.

#11 “Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết, vậy mới thật là biết… Cốt Chinh”.  Chủ doanh nghiệp muốn xây dựng văn hóa thành thật trong công ty thì cần là người đầu tiên cần hiểu và ứng dụng tư duy coaching. Các SMEs có một lợi thế cực lớn so với các doanh nghiệp lớn, đó là khả năng học hỏi và thích nghi nhanh do hệ thống chưa cồng kềnh. Nhìn vào điểm mạnh này, nếu như biết ứng dụng Coaching bài bản trong đội nhóm thì hiệu suất làm việc sẽ tăng đáng kể. Thành thật tạo nên sự tin tưởng, và động lực của cả đội nhóm vì thế cũng tăng theo.  

#12 Dấu hiệu những người cần học Coaching: luôn có xu hướng khuyên răn người khác ngay sau khi họ trình bày vấn đề; hay nói thường xuyên các từ yêu cầu như “phải”, “nên”, “không nên”…. Học coaching để lắng nghe tốt hơn là ở chỗ này cả nhà ạ. Điều này quan sát đc khi chúng ta để ý lời nói của chính mình và người khác.

#13 Cốt Chinh hay bất cứ một công việc nào liên quan tới con người, đều nên hiểu về Sự Vô Thường. Thành công, thất bại, cảm xúc vui buồn, hạnh phúc, háo hức, hay thậm chí thất vọng….đều chỉ là một trạng thái nhất thời, tạm thời.  Người Coach như một tấm gương soi, giúp Coachee “phản chiếu” những cảm xúc đó chính xác nhất, để họ không mắc kẹt vào đó. Dĩ nhiên muốn như vậy, Coach cũng trước hết cần có một Tâm An và quân bình. 

#14 Khi bắt đầu Coaching cũng như bất cứ một việc làm nào mới, quan trọng nhất không phải lên kế hoạch tốt ra sao, mà là tìm được 1 cảm hứng tích cực và động lực để bắt đầu. Đó là lý do trong chuỗi câu hỏi của Coaching để làm rõ động lực, câu hỏi Why quan trọng hơn câu hỏi về How và What. Ngày hôm nay, xin chúc chúng ta luôn thật nhiều cảm hứng cho mỗi việc làm của mình ! Cảm ơn các anh chị đã lựa khóa học Coaching tư duy hệ thống để bắt đầu cho một hành trình mới, chúng ta sẽ bắt đầu vào tuần sau. Niềm cảm hứng thật tuyệt vời từ những anh chị học viên!

Cốt Chinh đã tổ chức được 2 chương trình tại Hà Nội và 1 chương trình tại Đà Nẵng để lan tỏa Coaching qua các buổi cafe chia sẻ (ai cũng có thể tham gia, ai cũng có trải nghiệm để nói, và chi phí thì tự chi trả cho ly cafe của mình).

  • Tham gia cộng đồng Cốt Chinh tại link sau:

-Facebook: https://www.facebook.com/groups/cotchinh

-Zalo: https://zalo.me/g/kwqsjz725

Leave a reply:

Your email address will not be published.

Site Footer

https://study.edu.vn/,https://giasumontoan.net/,https://bdsvinhphuc.com.vn,https://shoponline.com.vn/,https://toathuocdongy.com/