Những lý do khiến Coaching thiếu hiệu quả ?

“Tôi cảm thấy rối trí và mất động lực hơn sau khi tham gia 1 phiên coach”

Ủa? Tưởng coaching là tốt, sao lại có những feeback thế này?

Thú thật với các bạn, là đều có lý do đằng sau cả. Dưới đây tôi xin lược dịch từ cuốn sách về Coaching tôi đang đọc, để chia sẻ với các bạn một vài lý do chính khiến cho việc Coach của bạn trở nên thiếu hiệu quả nhé.

  1. Bởi vì chương trình đào tạo Coach mà bạn tiếp nhận quá lý thuyết, quá phức tạp, khá buồn chán và tách rời khỏi thực tế cuộc sống công việc. Một trong các khoá này có thể bạn đã học từ một vài quảng cáo qua email, một vài giảm giá khi lang thang thang trên mạng xã hội.
  2. Trong trường hợp khoá đào tạo của bạn được học rất thú vị và hữu ích, thì vẫn có lý do nữa khiến cho việc Coach của bạn thiếu hiệu quả. Đó chính là bạn, vâng chính bạn đấy, không dành thời gian đủ nhiều để hiện thực hoá những điều mình mới nhận ra sang những hành động cụ thể. Không thực hành thì không thể hiểu trọn coaching. Sau một thời gian “ngựa quen đường cũ” và rồi bạn lại vẫn cứ y nguyên như thuở ban đầu.
  3. Lý do thứ 3 mang ý nghĩa về tâm lý học hành vi khá nhiều. Vì bạn biết đấy, trong coaching, chúng tôi nói rằng cần ít đưa ra lời khuyên hơn, hỏi nhiều hơn. Nhiều người sẽ thấy việc này khó. Bởi vì họ đã dành biết bao nhiêu năm để khuyên nhủ, động viên, khuyến khích người khác như thế. Họ đánh đồng điều đó với việc đang “tạo thêm giá trị” mà không biết rằng, đâu đó họ cũng đang thêm vào cả sự kiểm soát tình hình. Mặt khác có những quan niệm kiểu như, khi hỏi những câu hỏi thôi thì mình chẳng tạo ra lợi ích gì, hay khiến các cuộc hội thoại chậm hơn và dường như mình đang mất sự kiểm soát trong cuộc nói chuyện. Rõ ràng nhiều người sẽ không thích điều này.

Đó là 3 lý do khá phổ biến khiến Coaching trở nên thiếu hiệu quả.

Để rõ hơn tôi xin đưa thêm bình luận như sau dưới góc nhìn tư duy hệ thống:

Chọn nguồn thông tin đầu vào: Học Coaching phải chọn nguồn chuẩn mà học. Tôi không bảo các bạn trong nhóm này hãy học Coaching của Trường Cốt Chinh đi, vì tôi tin mỗi người đều có phong cách học khác nhau. Nhưng chỉ có nguyên tắc chung, chọn học thì chọn phương pháp nào gần gũi với chính mình, không phải càng học rồi càng khó hiểu rồi lại cứ tự huyễn, học được và thực hành được ngay vì coaching phải thật dễ hiểu, dễ áp dụng. Không thì khi bạn coaching người khác, bạn sẽ chẳng nhớ nổi những điều phức tạp, rườm rà. Nay Trường Cốt Chinh đã sang khoá thứ 8, tôi vẫn rất thường tự nhắc nhở mình điều này, để làm sao những điều mình diễn ngôn phải đủ đơn giản.

Không thực hành thì không hiểu gì cả: Tôi thấy và tôi nghĩ bạn cũng thấy rất nhiều người học coaching, gọi mình là coach. Họ show 1 cái chứng chỉ lên…. và để đó cho tới 1 năm sau. Số giờ thực hành vẫn ít ỏi, họ vẫn đang….bận “chiêm nghiệm” về những gì mình học. Họ tự dặn lòng, học thế là đủ rồi, biết rồi khổ lắm nói mãi. Và chỉ có thế. Chao ôi nếu như chỉ có thế thì mãi không bao giờ hiểu coaching là gì. Đấy là lý do vì sao tôi ngày càng tăng số giờ thực hành trong các lớp học của mình, và dĩ nhiên chúng tôi có cách đo lường dung dị hơn nhiều. Hạnh phúc của tôi khi học viên nói rằng, dù học cách đây 1 năm nhưng ngày nào cũng đang áp dụng coaching.

Mở rộng tư duy để thay đổi những niềm tin hạn hẹp: Bản chất trong đầu chúng ta có rất nhiều niềm tin cũ, niềm tin đó như tác giả cuốn sách Coaching tôi đang đọc như đã trình bày ở trên, có thể liên quan tới việc họ gán việc “có ích” với việc “phải đưa ra lời khuyên”, thay vì đặt câu hỏi, lắng nghe nhiều hơn. Tôi cũng biết nhiều người như vậy, họ có quá nhiều kinh nghiệm, đầu họ rất sắc sảo và đưa ra ngay được một chỉ dẫn cần thiết. Vấn đề ở chỗ, cái người nghe lời khuyên kia, họ chẳng thay đổi. Họ nghe xong họ để đó. Đấy là lý do vì sao mà ta vẫn thấy hàng triệu lời khuyên mỗi ngày, bao nhiêu góp ý thay đổi để mọi thứ tốt hơn, nhưng thực tế hành động thì lại ít hơn rất nhiều. Coaching cho ta một cách tiếp cận nhẹ nhàng và sát sao hơn, sự thay đổi luôn tới theo cách chậm rãi như vậy. Và người Coach khi biết nói ít hơn, hỏi nhiều hơn, lắng nghe trọn vẹn hơn thì ngay bản thân họ cũng đang tạo ra một sự thay đổi lớn cho người mà họ đang giúp.

Sẽ còn nhiều điều vi tế hơn mà bạn sẽ thấy Coaching giúp được mình, ngay từ những thói quen rất nhỏ như cách bạn nghe – nói – đọc – viết mỗi ngày. Các bạn K8 Coaching Tư Duy Hệ Thống khai giảng tháng 10 này sẽ được giải thích tường tận hơn bao giờ hết. Trên cộng đồng, tôi cũng sẽ có những bài viết chia sẻ để giúp bạn rõ hơn về Coaching.

Cảm ơn và chúc các bạn một tuần làm việc nhiều năng lượng.

Lương Tiến Hiệp,

Sáng lập Trường Cốt Chinh

Leave a reply:

Your email address will not be published.

Site Footer

https://study.edu.vn/,https://giasumontoan.net/,https://bdsvinhphuc.com.vn,https://shoponline.com.vn/,https://toathuocdongy.com/