Một cách tiếp cận về Tư Duy Hệ Thống
Học Tư Duy Hệ Thống qua cách tiếp cận từ văn hoá Việt Nam. Vì chúng ta là người Việt Nam nên trước hết, với tôi đây là cách tiếp cận đơn giản và thân thuộc nhất.
Đây là những dòng được trích xuất ra từ ấn phẩm gần nhất - Ebook “Tư Duy Hệ Thống ứng dụng trong 100 ngành nghề” (các bạn có thể đọc chi tiết TẠI ĐÂY)
Định nghĩa Tư duy Hệ thống
Là một người nghiên cứu và ứng dụng về Tư duy Hệ thống tại Việt Nam từ năm 2018, tôi thường bắt đầu bằng cách chia sẻ với học viên một câu tục ngữ quen thuộc:
"Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao"
Câu tục ngữ này chính là một định nghĩa dân gian tuyệt vời về Tư duy Hệ thống. Nó không chỉ nói về việc gộp ba cây lại, mà còn thể hiện một quy luật sâu sắc: khi các yếu tố riêng lẻ kết hợp với nhau một cách có tổ chức, chúng sẽ tạo ra một thực thể mới với những đặc tính và sức mạnh vượt xa tổng của các phần.
Nói đi cũng phải nói lại, tôi cũng xin trích dẫn ra đây thêm một vài định nghĩa từ các nhà khoa học tiên phong về Tư Duy Hệ Thống
Peter Senge (MIT) định nghĩa: "Tư duy hệ thống là một khuôn khổ để thấy được những mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau thay vì những sự vật riêng biệt, để thấy được các mẫu hình thay đổi thay vì những bức ảnh tĩnh."
Donella Meadows viết trong "Thinking in Systems": "Một hệ thống là tập hợp các phần tử được kết nối và tổ chức theo cách thức mà chúng tạo ra một tổng thể phức tạp với các đặc tính riêng của nó."
Russell Ackoff nhấn mạnh: "Tư duy hệ thống là khả năng hiểu được cách các phần tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau trong một tổng thể động."
Để hình dung cho rõ, thì tôi cũng lấy ví dụ về những vĩ nhân áp dụng tư duy hệ thống (một cách tóm gọn để bạn hình dung khái quát)
Leonardo da Vinci
Không chỉ là họa sĩ, ông còn là nhà khoa học, kỹ sư, nhà phát minh
Nhìn thấy mối liên hệ giữa nghệ thuật và khoa học
Vẽ giải phẫu người để hiểu cơ chế hoạt động của cơ thể
Thiết kế máy bay dựa trên quan sát chim bay → Minh họa cho việc kết nối các lĩnh vực để tạo ra đột phá
Benjamin Franklin
Nghiên cứu điện học qua thí nghiệm với diều
Phát minh kính hai tròng từ nhu cầu thực tế
Cải thiện hệ thống bưu chính từ góc nhìn tổng thể → Thể hiện cách tiếp cận vấn đề từ nhiều góc độ
Steve Jobs
Kết hợp công nghệ với nghệ thuật
Xây dựng hệ sinh thái sản phẩm Apple
Tạo ra trải nghiệm người dùng toàn diện → Minh chứng cho việc tạo ra giá trị từ sự kết hợp
Cách tiếp cận của tôi: Tư duy Hệ thống trong văn hóa Việt Nam
Với các bộ môn khoa học Tây phương, tôi luôn nỗ lực việt hoá những khái niệm phức tạp để có sự đơn giản và thân thuộc với người học. Và Tư Duy Hệ Thống chúng ta có thể nhìn thấy trong văn hoá Việt Nam nhiều điểm bất ngờ. Cùng quay lại câu tục ngữ "Một cây làm chẳng nên non", ta có thể rút ra các nguyên lý cơ bản của tư duy hệ thống:
Tính tổng thể
"Một cây" = Yếu tố riêng lẻ
"Hòn núi cao" = Hệ thống hoàn chỉnh → Giống như một doanh nghiệp không chỉ là tập hợp nhân viên
Tính kết nối
"Chụm lại" = Mối quan hệ tương tác → Như các bộ phận trong cơ thể phải hoạt động đồng bộ
Tính đột phá
"Nên hòn núi cao" = Tạo ra giá trị mới → Như team work hiệu quả tạo ra kết quả vượt trội
Tính tổ chức
"Ba cây" = Số lượng phù hợp
"Chụm lại" = Cách thức tổ chức → Như việc sắp xếp nguồn lực hợp lý
Qua nhiều năm làm việc với nhiều học viên, tôi nhận thấy Tư duy Hệ thống không phải là một khái niệm xa lạ. Nó đã tồn tại trong văn hóa và trí tuệ dân gian Việt Nam từ lâu. Điều chúng ta cần làm là nhận diện, có phương pháp và công cụ để áp dụng nó một cách có ý thức và hiệu quả trong thời đại ngày nay.
Tôi thường ví Tư duy Hệ thống như việc nấu một nồi phở:
Không chỉ là nguyên liệu ngon
Không chỉ là công thức chuẩn
Mà còn là sự hài hòa và cân đối
Là quá trình nấu nướng đúng thời điểm
Là sự kết hợp tạo nên hương vị đặc trưng
Đây chính là cách tiếp cận mà chúng ta sẽ cùng khám phá trong cuốn ebook được xuất bản sắp tới, bạn có thể đọc thêm tại bài viết dưới đây.
Đăng ký mua bộ tài liệu (ebook+workbook+ podcast audio) tại LINK: https://forms.gle/Pqbjn1fSt3U3fFgk8
Chúc các bạn tìm được nhiều giá trị cùng Tư Duy Hệ Thống!
Lương Tiến Hiệp
MBA, Systems Thinker