Đúc kết từ GS. Phan Văn Trường về Tư Duy Hệ Thống & Cách Rèn Luyện của Tôi
Tóm tắt các đúc kết quan trọng của GS. Phan Văn Trường về Tư Duy Hệ Thống và câu chuyện rèn luyện của tôi. Bạn nên đọc tới cuối bài để có thêm gợi ý cho hành trình ứng dụng Tư Duy Hệ Thống của mình.
Tổng quan
Buổi nói chuyện "Tư duy hệ thống" cùng GS. Phan Văn Trường đã thu hút trên 200 người tham gia, trong đó GS đã giới thiệu khái niệm tư duy hệ thống không chỉ là một môn học mà là một thái độ sống. Chương trình được tổ chức bởi hệ sinh thái Cấy Nền, Cấy Nền Radio và phụ trách chuyên môn bởi MBA, Systems Thinker Lương Tiến Hiệp và Cộng đồng Tư Duy Hệ Thống Việt Nam.
Giáo sư Phan Văn Trường nhấn mạnh rằng con người đang sống trong nhiều hệ thống khác nhau và cần phải hòa hợp với chúng để thành công.
Buổi nói chuyện đề cập đến các cấp độ tư duy hệ thống, bao gồm lập luận logic, tư duy tổng thể và tầm nhìn xa. Thầy cũng đưa ra các ví dụ thực tiễn trong kinh doanh, khuyến khích phát triển trực giác kết hợp với lý trí, và đề cao khả năng quan sát, lắng nghe để hiểu nhu cầu của người khác. Cuối cùng, Giáo sư đưa ra thông điệp khuyến khích mọi người sống hòa hợp trong hệ thống, cần học hỏi và phát triển tư duy hệ thống trong cuộc sống hàng ngày.
Dưới đây là một vài đúc kết chính theo tiến trình thời gian của sự kiện:
Giới thiệu về tư duy hệ thống
GS Phan Văn Trường chia sẻ tổng quan trước khi vào nội dung chính của sự kiện
Thầy cho rằng, Tư duy hệ thống không chỉ là một môn học mà là một thái độ cảm nhận cuộc sống
Tư duy hệ thống là khi chúng ta cứ đi tìm bản năng gốc, những điều cơ bản; từ đó, chúng ta sẽ nhìn thế giới khác với những người nhìn thế giới một cách “vô tư” - nghĩa là những người không quan tâm đến cốt lõi mà chỉ quan tâm đến hình thể.
Những người có tư duy hệ thống sẽ rất dễ nhìn trước được điều gì sẽ xảy ra vì tư duy hệ thống nối liền thời gian và sự vật, sự việc.
Con người sống trong nhiều hệ thống
Con người sống trong rất nhiều hệ thống cùng lúc: gia đình, công sở, kinh doanh, tài chính, xã hội...
Cần hiểu và hòa hợp với các hệ thống để thành công
Ví dụ về việc đi lấy vợ/chồng cần hiểu và hòa hợp với gia đình mới, dòng họ.
Ba cấp độ của tư duy hệ thống
Cấp độ 1: Lập luận logic để giải quyết vấn đề cụ thể
Cấp độ 2: Nhìn tổng thể các mối quan hệ, các “kịch sỹ” trong hệ thống
Cấp độ 3: Tầm nhìn hệ thống: nhìn xa, biết khi nào cần lùi nhiều bước để nhìn rộng hơn để thấy bức tranh lớn hơn.
Ứng dụng tư duy hệ thống trong kinh doanh
Hiểu nhu cầu khách hàng thay vì chỉ tập trung vào sản phẩm
Ví dụ về việc bán rượu hay kinh doanh nhà hàng: chọn phân khúc khách hàng phù hợp.
Tìm mắt xích, kịch bản phù hợp trong hệ thống kinh doanh
Trực giác và tư duy hệ thống
Người Việt có trực giác tốt nhưng cần học bài bản để phát triển
Trực giác và lý trí cần đi đôi với nhau: Trực giác & Tư Duy Hệ Thống là đôi bạn thân với nhau. Khi hai người bạn này kết hợp sẽ tạo ra một sức mạnh khủng khiếp.
Cần tự học, đặt câu hỏi 'tại sao' để phát triển tư duy hệ thống
Quan sát và tương tác trong hệ thống
Cần phát triển khả năng quan sát, lắng nghe, đúc kết
Hiểu mong muốn của người khác trong hệ thống
Tạo giá trị cho người khác để được yêu quý
Sống hòa hợp trong hệ thống
Cần sống hòa hợp, đồng điệu với mọi người xung quanh
Hiểu và chiều lòng người khác để được chấp nhận
Không nên cố gắng thay đổi hệ thống mà hãy thích nghi
AI và tư duy hệ thống
Câu hỏi của Coach Thúy Hoàng liên quan tới “cách chúng ta nên tư duy hệ thống trong thời kỳ AI” và phần trả lời của Thầy:
AI là công cụ hỗ trợ chứ không thay thế con người trong ra quyết định
Cần phát triển khả năng lựa chọn, quyết định dựa trên tư duy hệ thống
Con người vẫn cần đóng vai trò chủ đạo trong việc ra quyết định cuối cùng
Học tập và phát triển tư duy hệ thống
- Câu hỏi của anh Xuân Thủy trong việc nên chọn ngành nghề nào, tư vấn cho các con sau này. Tóm tắt các ý mà Thầy trả lời:
Học bất kỳ môn nào cũng có thể phát triển tư duy hệ thống
Cần học cách quan sát, lắng nghe, phân tích, đúc kết
Không nên quá cố định vào một chuyên ngành mà hãy linh hoạt
Tu dưỡng bản thân và tư duy hệ thống
Chia sẻ của Thầy với các câu hỏi từ bác Phạm Thu, anh Trọng Minh và chị Hồng Vân:
Tu dưỡng bản thân cũng là một cách phát triển tư duy hệ thống
Cần sống hòa hợp, yêu thương mọi người xung quanh
Không nhất thiết phải theo một hình thức tu tập cụ thể
Khi toàn xã hội yêu mình, mình không thể nào thất bại. Khi xã hội chọn nghề cho mình, mình dễ thành công hơn.
Kết luận và lời nhắn nhủ
Cần tạo môi trường bình đẳng, hồn nhiên để phát triển
Mở rộng tầm nhìn, hiểu biết về thế giới xung quanh
Tiếp tục học hỏi và phát triển tư duy hệ thống trong cuộc sống
BÌNH ĐẲNG giúp chúng ta gần nhau, là điều kiện cho sự hồn nhiên
HỒN NHIÊN phóng thích hết con người của mình
THẲNG THẮN tạo sự phản biện và chấp nhận dễ dàng, thay vì mang tự ái ra lắng nghe. Phản biện là để xây dựng.
TÍCH CỰC là tạo giá trị cho nhau
Hi vọng rằng những đúc kết ngắn gọn này sẽ giúp bạn có thêm những ý tưởng để Tư Duy Hệ Thống. Bạn cũng có thể chia sẻ bài viết này để nhiều người biết tới Tư Duy Hệ Thống hơn. Video trọn vẹn của chương trình hôm qua, mời bạn xem tại đây (nếu thấy hữu ích, hãy chia sẻ bài viết này nhé).
Vì ứng dụng tư duy hệ thống cho công việc và cuộc sống là rất đa dạng, vậy nên tôi cũng sẽ gửi lời mời tới các khách mời, các chuyên gia về Tư Duy Hệ Thống khác để chia sẻ với cộng đồng những góc nhìn cụ thể trong ngành nghề và lĩnh vực của họ. Bạn có thể cập nhật nhanh nhất các sự kiện, chương trình về Tư Duy Hệ Thống qua các kênh sau đây:
Đúc kết thêm sau sự kiện, từ góc nhìn cá nhân: MBA, Systems Thinker Lương Tiến Hiệp
Hơn 200 người tham gia và lắng nghe về Tư Duy Hệ Thống trong sự kiện đầu tiên mà cộng đồng Tư Duy Hệ Thống VIệt Nam đồng tổ chức và phụ trách chuyên môn thực sự là một dấu ấn đáng mừng với cá nhân tôi. Mừng vì rất nhiều người quan tâm tới Tư Duy Hệ Thống, mừng vì nhiều người đang thực sự muốn chấm dứt lối tư duy cục bộ để đi vào một sự tổ chức thông tin hiệu quả hơn. Xin gửi lời biết ơn tới Thầy đáng kính - GS. Phan Văn Trường, và sự đồng tổ chức cùng HST Cấy Nền, Cấy Nền Radio.
Thực ra việc làm tương tự, tôi đã thực hiện từ năm 2021, trong một chương trình chia sẻ cùng Thầy Trường mà bạn có thể xem lại dưới đây.
Bạn có thời gian thì nên xem cả 2 video, đều là những chia sẻ đáng quý mà Thầy đúc kết trong 40 năm quản trị. Để tóm gọn lại, tôi thấy sau 3 năm chia sẻ, GS. Phan Văn Trường tập trung vào các từ khoá như sau:
+ Biết đặt câu hỏi Tại Sao, Tại Sao & Tại Sao
+ Tất cả mọi sự kiện trong vũ trụ này đều LIÊN KẾT với nhau
+ CÓ KIẾN THỨC SÂU RỘNG về NHIỀU LĨNH VỰC khác nhau
+ Cần RÈN LUYỆN TƯ DUY HỆ THỐNG một cách LIÊN TỤC
+ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ CỐT LÕI trong mọi lĩnh vực
+ TRÁNH LÝ LUẬN CỤC BỘ trong quản trị con người
+ Sử dụng Trực Giác để Dẫn Dắt Tư Duy Hệ Thống
+ Xây dựng nền tảng tư duy để Trực Giác được phát huy tốt nhất
….
Bạn có thể xem mindmap đúc kết tất cả các số radio mà Thầy Phan Văn Trường tại LINK NÀY. Cảm ơn bạn Thuý Hoàng (với những ai tham dự sự kiện 13.11 hẳn đã biết) thì mình đã giới thiệu đây là một chuyên gia về sơ đồ tư duy.
Và hàng trăm đúc kết khác đã được thẩm thấu qua những lời dạy và thực hành của Thầy, tôi may mắn được học từ Cấy Nền 01 - ngày đầu tiên mà Thầy khởi tạo Hệ sinh thái Cấy Nền (bạn có thể nghe những chia sẻ này qua tập podcast sau đây)
Tôi cho rằng trong suốt hơn 5 năm nghiên cứu và thực hành Tư Duy Hệ Thống một cách bài bản, những lời dạy của Thầy Trường cùng với sự đối chiếu của rất nhiều các nhà tư duy hệ thống lớn khác trên thế giới có sự tương đồng. Và đó là lý do tôi tạo ra cộng đồng Tư Duy Hệ Thống để chia sẻ những tri thức như vậy.
Như thường lệ, sau mỗi chương trình, rất nhiều bạn hỏi tôi về cách bắt đầu luyện Tư Duy Hệ Thống. Thực ra đây cũng là một trong những công việc của tôi trong suốt hơn 4 năm qua, các doanh nghiệp mà tôi điều hành, những cá nhân được coaching, tư vấn - đều có sự có mặt của Tư Duy Hệ Thống.
Chính vì Tư Duy Hệ Thống, nên 2020, tôi đúc kết ra khái niệm “Cốt Chinh” (đã được bảo hộ sở hữu trí tuệ) để Việt hoá Coaching phương Tây thành Coaching cho người Việt (ghép của 2 từ Cốt Lõi và Chinh Phục, với nội hàm: Muốn Chinh Phục bất cứ mục tiêu nào thì cần hiểu về Giá Trị Cốt Lõi). Trường Cốt Chinh là một “hệ thống” các Coach Tư Duy Hệ Thống trong đa dạng các lĩnh vực, nơi tôi truyền thông thương hiệu cá nhân cho các chuyên gia trên con đường chuyên gia độc lập.
Chính vì Tư Duy Hệ Thống, nên trong năm 2024 này ngay từ khi mở ra một nền tảng Truyền Thông Văn Hoá COREfidence đã nhận được sự ủng hộ và yêu thích với hơn 600 ngàn tương tác trên mạng xã hội dù chỉ mới khởi động từ tháng 4/2024. Đây là nơi chia sẻ những tri thức cốt lõi, truyền thông quảng bá cho các tổ chức lấy văn hoá làm trung tâm, các doanh nghiệp lấy tri thức bản địa để tạo ra các sản phẩm dịch vụ của mình. Và quan trọng hơn cả hướng tới việc lan toả năng lượng tự tin, tích cực từ những giá trị cốt lõi độc đáo của người Việt Nam (gợi ý tới bạn, sắp tới các số GS. Phan Văn Trường chia sẻ cũng lên sóng trên kênh này nhé).
Hai ví dụ trên đây - tóm tắt thì vài dòng nhưng là thành quả rèn luyện tư duy hệ thống trong 6 năm qua (kể từ 2018 lúc tôi bắt đầu học MBA và chuyên sâu về Systems Thinking - Tư Duy Hệ Thống). Đó cũng chính là cách tôi ứng dụng thiết thực nhất Tư Duy Hệ Thống vào trong thực tiễn công việc mà tôi tin bạn cũng có thể học được & rèn luyện được. Tương lai tôi cũng hi vọng kết nối bạn tới với các giáo sư Tư Duy Hệ Thống trong châu Á và từ quốc tế - những người tôi được thụ hưởng kiến thức và làm việc trực tiếp.
Hiện tại ở Việt Nam rất ít tài liệu để bạn có thể tự nghiên cứu Tư Duy Hệ Thống, hoặc nếu có thì được viết bởi các nhà nghiên cứu học thuật Tư Duy Hệ Thống (từ các trường đại học như MIT ở Mỹ, University of Hull ở Anh Quốc) nên ngôn ngữ tiếp cận sẽ không dành cho số đông và tương đối phức tạp.
Cũng chính từ lý do muốn đơn giản hoá những điều phức tạp, và hi vọng mỗi người có cách tiếp cận quen thuộc và gần gũi. Trong thời gian này, tôi đang biên soạn một bộ tài liệu “Tư Duy Hệ Thống Ứng Dụng Trong 100 Ngành Nghề” (gồm ebook để tự đọc, workbook các bài tập thực hành và Podcast Audio hướng dẫn ở dạng hội thoại) để bạn có thể bắt đầu tự mày mò nghiên cứu và ứng dụng ngay trong công việc cụ thể của bạn.
Cũng nhân sáng nay, có bạn hỏi tôi rằng, tự học qua ebook tốt rồi mà có khoá học nào cơ bản để xây dựng nền tảng tư duy không. Vì học qua sách mang tính chất nghiền ngẫm, còn học qua sự hướng dẫn chuyên gia, và thực hành cùng sự kèm cặp hẳn cũng khác ?
Bản thân tôi đã xây dựng chương trình nền tảng này từ 2020, với trên 10 khoá học quy mô nhỏ vốn chỉ dành cho lãnh đạo quản lý.
Nay khi Trí tuệ Nhân Tạo (AI) bắt đầu xuất hiện vào “hệ thống” của mọi cá nhân, mọi tổ chức thì đúc kết của tôi là Tư Duy Hệ Thống cần cho tất cả mọi người và ai cũng có thể băt đầu luyện Tư Duy Hệ Thống được. Công việc tổ chức tri thức trong kỷ nguyên AI là vô cùng cần thiết.
Chúc các bạn rèn luyện Tư Duy Hệ Thống mỗi ngày, dù là theo cách thức nào!
Lương Tiến Hiệp
MBA, Systems Thinker
hay quá anh Hiệp ạ. Trang Substack cũng chỉnh chu quá luôn ạ. Anh Hiệp chia sẻ thêm nữa nha